Bị trộm cắp danh tính – phải làm sao?

Hành vi trộm cắp danh tính là hình thức „chiếm đoạt” thông tin cá nhân của người khác, như họ và tên, tên gọi, các số định danh (ví dụ như số PESEL), ngày sinh hoặc địa chỉ, mà người chủ không biết đến cũng như không đồng ý, sử dụng những dữ liệu này nhằm đạt những lợi ích tài sản. Hành vi trộm cắp danh tính có thể là hậu quả cảu việc bị đánh cắp tài liệu, các thông tin xác thực.

Newsletter

Ngày cập nhâp: ngày 4 tháng 2 năm 2021 r.

Đối tượng bị trộm cắp danh tính

Mặc dù hành vi trộm cắp danh tính thường liên quan tới các cá nhân, nhưng thường xuyên xảy ra việc sử dụng dữ liệu từ Đăng Ký Tòa Án Quốc Gia (KRS), những thông tin của cổ đông công ty TNHH hoặc thông tin của những người đảm nhiệm chức năng các công ty theo luật thương mại. Do có thể dễ dàng truy cập thông tin như họ và tên, số PESEL hay chức năng, tội phạm sẽ sử dụng dữ liệu từ Sổ đăng ký Doanh Nghiệp để giả mạo vay tiền ngân hàng hoặc ký kết hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Giấy yêu cầu trả tiền – cần phải làm gì?

Trong tình huống chúng ta nhận được giấy yêu cầu trả tiền hoặc – tồi hơn nữa – người thừa phát lại chiếm tài khoản của chúng ta, mặc dù ta biết rằng bản thân không có nợ và bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào. Lúc này nên quan tâm xem liệu chúng ta có vô tình đã trở thành nạn nhân của hành vi trộm cắp danh tính hay không.

Trong tình huống như vậy, trước hết cần phải thông báo cho cơ quan thực thi pháp luật về khả năng phạm tội. Loại hành vi bị cấm này được xác định tại điều 286 § 1 Bộ Luật Hình Sự liên đới với điều 190a § 2 Bộ Luật Hình Sự, tức là thủ đoạn chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp thông qua việc sử dụng dữ liệu với mục đích gây ra thiệt hại tài sản.

Điều quan trọng tiếp theo chúng ta phải nhớ là liên hệ với chủ nợ - ví dụ: công ty viễn thông mà „hình như” chúng ta có đăng ký thuê bao hoặc với ngân hàng mà chúng ta bỗng nhiên trở thành người nợ – và thông báo rằng chúng ta là nạn nhân của hành vi tội phạm. Sau khi được thông báo, một cơ quan có thể sẽ phản ứng bằng cách ví dụ: khóa tài khoản hoặc treo hợp đồng.

Nếu chủ nợ đã đưa vụ việc ra tòa, thì rất tiếc, chúng ta chỉ còn cách tích cực cung cấp các bằng chứng chống lại tình trạng chúng ta là con nợ.

Lệnh yêu cầu trả tiền

Thường lệ của các chủ nợ hàng loạt (ví dụ như các công ty viễn thông) là chuyển những vụ việc này lên Tòa-điện tử (e-sąd), tức là lên Tòa Án Khu Vực Tây-Lublin tại Lublin, phòng VI Dân Sự. Tòa này có thể ra lệnh yêu cầu trả tiền điện tử mà không cần có buổi tranh chấp „trực tiếp” trong phòng tòa. Nếu chúng ta nhận được lệnh yêu cầu trả tiền từ Tòa-điện tử, thì rất quan trọng để trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được thư nộp đơn phản đối lệnh này.

Trong đơn phản đối chỉ cần chỉ ra là chúng ta không đồng ý với yêu cầu mà chúng ta cho rằng nó không tồn tại vì nó liên quan tới hành vi trộm cắp danh tính. Vì vậy chúng ta sẽ đề nghị thu hồi lệnh yêu cầu trả tiền và ngừng thủ tục tố tụng.

Trong trường hợp đơn phản đối có hiệu lực, Tòa án sẽ ngừng thủ tục tố tụng và chủ nợ chỉ còn con đường chuyển vụ việc sang thủ tục bình thường. Như vậy, thủ tục bình thường sẽ cho phép chúng ta bào chữa và đưa ra những bằng chứng để chứng minh lý lẽ của mình.

Thừa phát lại đã chiếm tài khoảng của tôi…

Trong trường hợp thừa phát lại đã chiếm tài khoản của chúng ta, điều đó có nghĩa là chủ nợ có quyền thực thi đối với khoản nợ của „chúng ta”. Nói một cách đơn giản là Tòa án đã ra lệnh yêu cầu trả tiền, nó đã có hiệu lực và được ban hành điều khoản thực thi và như vậy nó trở thành lệnh thực thi. Lệnh yêu cầu trả tiền này là cơ sở cho việc thu giữ tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như với hành động tiếp theo của thừa phát lại nhằm thu lại nợ.

Một bước cần làm trong tình huống này là nộp đơn kiện lên tòa đề nghị thu hồi lệnh thực thi đòi nợ, đồng thời đề nghị trả lại số tiền mà thừa phát lại đã thu giữ. Trong đơn kiện chúng ta nên nêu một cách chi tiết tất cả các bằng chứng để chứng minh rằng chúng ta không phải là con nợ, mà đã trở thành nạn nhân của tội phạm trộm cắp danh tính. Tòa án, sau khi xem xét vụ việc có thể thuận theo đơn của chúng ta và sẽ rút lệnh thực thi.

Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trước hết – bạn đừng cung cấp những dữ liệu nhạy cảm này mà không có lý do chính đáng! Ngày nay – chúng ta cung cấp số PESEL hoặc số thẻ/ chứng minh nhân dân cho ngân hàng, cho phòng tập gym, trường học, đại học và để ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông – chúng ta không còn nhớ rõ đã cung cấp dữ liệu cá nhân cho bao nhiêu cơ quan, tổ chức và đã tạo ra khẽ hở cho tội phạm trộm cắp danh tính. Đặc biệt chúng ta cần phải tránh chuyển dữ liệu cá nhân thông qua những ứng dụng như Messenger, Facebook, Instagram – rất dễ để trở thành nạn nhân của hacker, sẵn sàng lấy cắp dữ liệu của chúng ta từ tài khoản mạng xã hội.

Ngoài ra, lúc nào cũng nên chắc chắn rằng việc cung cấp dữ liệu cá nhân là nhất thiết và không có cách khác để giải quyết một công việc. Nếu chúng ta có thể sử dụng một dịch vụ mà không cần phải cung cấp dữ liệu nhạy cảm – hãy làm như vậy.

Hành vi trộm cắp danh tính và giải quyết những hậu quả của tội phạm này đòi hỏi thực hiện những quyết định dứt khoát mà cần có sự hỗ trợ của một người đại diện chuyên nghiệp, người có kinh nghiệm xử lý các vụ việc này. Nếu làm sai có thể dẫn đến thua vụ việc và tiếp theo là hậu quả phải chấp nhận thanh toán khoản nợ mà chúng ta chưa bao giờ vay.

Nếu bạn đã nhận được giấy đề nghị thanh toán nợ, lệnh trả nợ hoặc đã bị chiếm số tiền trong tài khoản và bạn muốn tư vấn về các bước tiếp theo trong vấn đề này nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.


Czytaj również: Thương lượng lại hợp đồng thuê mặt bằng do COVID-19 có lợi ích
LinkedIn
Facebook